Các đơn vị cơ sở này được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy không phải là cơ quan hành chính Nhà nước nhưng lại thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước.
Các đơn vị cơ sở này được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy không phải là cơ quan hành chính Nhà nước nhưng lại thuộc hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính Nhà nước được chia thành cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
, bạn cần biết về định nghĩa và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước.
Cơ quan hành chính là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, được thành lập trên cơ sở Luật định, thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định.
Cơ quan hành chính nhà nước có những dấu hiệu đặc thù, phân biệt với các cơ quan khác của Nhà nước:
- Cơ quan hành chính Nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật;
- Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền nhất định, giới hạn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định;
- Các cơ quan hành chính Nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống, cấp trên cấp dưới tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
Điều 114 Hiếp pháp nêu rõ, Uỷ ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân (HĐND) và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND.
UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ và UBND các cấp (Ảnh minh họa)
Đây là cơ quan đại biểu cao nhất của người dân, nắm giữ quyền lực nhà nước tối thượng của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước. Mỗi khóa Quốc hội có nhiệm kỳ là 5 năm.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước và đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam đảm nhiệm việc đối nội, đối ngoại. Theo đó, chủ tịch nước sẽ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.
Đồng thời, chủ tịch nước cũng là người chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Quốc hội sẽ tương ứng với nhiệm kỳ của chủ tịch nước. Thế nên, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, chủ tịch nước sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra chủ tịch nước mới.
Chính phủ chính là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, đảm nhiệm vai trò thực hiện quyền hành pháp. Đồng thời, đây còn là cơ quan chấp hành của Quốc hội với các vai trò như sau:
Chính phủ có nhiệm vụ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Đồng thời, Chính phủ cũng phải xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của Pháp luật.
Cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam là Tòa án nhân dân với nhiệm vụ thực hiện các quyền tư pháp. Toà án nhân dân bao gồm:
Ngoài ra, Tòa án nhân dân còn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi con người, công dân, duy trì công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức.
Cơ quan kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp, quyền lợi con người, công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong đó, cơ quan kiểm sát bao gồm:
Thông thường, chính quyền địa phương trực thuộc các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương bao gồm:
Theo đó, cấp chính quyền được phương được tổ chức sao cho phù hợp với đặc điểm của nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật quy định.
Căn cứ theo Điều 113 Hiến pháp, hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương. Cơ quan này đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, có trách nhiệm trước nhân dân địa phương cũng như cơ quan nhà nước cấp trên.
Đồng thời, hội đồng nhân dân cũng quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giá sát các việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Theo điều 114 Hiến pháp, Uỷ ban nhân dân cấp chính quyền địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
Bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nước CHXHCN Việt Nam. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?” và hiểu rõ hơn sơ đồ phân hệ của bộ máy nhà nước. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết hay và hữu ích tiếp theo nhé!
Tại Việt Nam, bộ máy nhà nước được thiết lập và vận hành trên các nguyên tắc chung. Thực chất, bộ máy nhà nước chỉ đơn thuần là các cơ quan đại diện cho nhân dân, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nhân dân.
Người dân có quyền đưa ra các quyết định đối với mọi vấn đề của đất nước hoặc những việc liên quan đến chính trị, văn hoá và tư tưởng. Quyền làm chủ này được thực hiện thông qua các hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tiến hành trực tiếp trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội. Người dân sẽ bỏ phiếu cho các đại biểu mà mình tín nhiệm.
Nhìn chung, các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước. Đồng thời, nhà nước sẽ trao các quyền năng cụ thể cho các cơ quan này để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước được phân cho các chủ thể nhất định mà không tập trung vào một cơ quan, cá nhân duy nhất. Tuỳ thuộc vào cấp độ và phạm vi thẩm quyền của mỗi cơ quan, quyền lực nhà nước sẽ không giống nhau.
Các cơ quan sẽ sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Tuy nhiên, mỗi cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong quá trình xử lý công việc. Theo đó, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ giám sát cơ quan khác hoặc dùng quyền lực để giám sát quyền lực.
Nhìn chung, bộ máy nhà nước sẽ sở hữu những điểm đặc trưng sau:
Chính vì thế, các chủ thể nhất định trong xã hội sẽ phải chấp hành các văn bản pháp luật và đảm bảo quyền thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng là chủ thể trực tiếp ban hành, theo dõi và giám sát quá trình thực hiện đối với những văn bản pháp luật ấy.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước tương ứng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước sẽ làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.