Thái Bình Dương là gì? Nằm ở đâu? Rộng và sâu bao nhiêu? Tên gọi Thái Bình Dương bắt nguồn từ đâu? Đó là một vài câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc tại Epacket Việt Nam quan tâm
Thái Bình Dương là gì? Nằm ở đâu? Rộng và sâu bao nhiêu? Tên gọi Thái Bình Dương bắt nguồn từ đâu? Đó là một vài câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc tại Epacket Việt Nam quan tâm
Chúng ta đều biết đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ngọn núi dưới nước có tên Mauna Kea còn cao hơn Everest rất nhiều. Điểm khác biệt là nó mọc lên từ đáy đại dương và đỉnh của nó là điểm cao nhất ở Hawaii.
Đỉnh Everest cao khoảng 8.848 m, trong khi Mauna Kea là 10.210 m.
Vào đầu thế kỷ thứ 16, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa đã băng qua eo đất Panama vào năm 1513 và nhìn thấy “Biển phương Nam” rộng lớn mà ông đặt tên là Mar del Sur (trong tiếng Tây Ban Nha).
Sau đó, tên hiện tại của đại dương này được đặt bởi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới của Tây Ban Nha vào năm 1521, khi mà ông bắt gặp những cơn gió thuận lợi khi đến đại dương.
Ông gọi nó là Mar Pacífico, trong cả tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha đều có nghĩa là ‘biển thái bình‘.
Các dấu mốc khám phá Thái Bình Dương đa được ghi lại:
Các cuộc di cư quan trọng diễn ra vào thời tiền sử. Khoảng năm 3000 trước công nguyên, những người Austronesia trên đảo Đài Loan đã làm chủ được những chuyến đi đường dài bằng xuồng và họ đã truyền bá bản thân và ngôn ngữ của mình xuống phía nam đến Philippines, Indonesia, và Đông Nam Á hải đảo; về phía tây đến Madagascar; pjhía đông nam đến New Guinea và Melanesia; và phía đông đến quần đảo Micronesia, châu Đại Dương và Polynesia.
Thương mại đường dài phát triển dọc khắp các vùng duyên hải từ Mozambique đến Nhật Bản. Hoạt động buôn bán, đi kèm với đó là tri thức, đã vươn tới quần đảo Indonesia nhưng có vẻ như chưa đến Úc.
Ít nhất vào khoảng năm 878, thời điểm xuất hiện một khu người Hồi giáo định cư ở Quảng Châu, hoạt động thương mại khi đó đa phần nằm dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo và Ả rập.
Lần tiếp xúc đầu tiên của những nhà thám hiểm châu Âu với rìa Tây Thái Bình Dương là chuyến đi của đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha đến quần đảo Maluku vào năm 1512 do António de Abreu và Francisco Serrão dẫn đầu
Cuộc thám hiểm Malaspina là một trong những chuyến hành trình khám phá khoa học đầu tiên do người Tây Ban Nha thực hiện từ 1789 đến 1794. Họ đã đi qua hầu khắp Thái Bình Dương, từ Cape Horn tới Alaska, Guam, Philippines, New Zealand, Úc, và Nam Thái Bình Dương.
Sự lớn mạnh của chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn thế kỷ XIX dẫn đến việc hầu khắp châu Đại Dương trở nên chịu sự chiếm đóng của các cường quốc châu Âu, và tiếp sau đó là Mỹ và Nhật Bản.
Kho tri thức về hải dương học được đóng góp đáng kể nhờ các chuyến hành trình của tàu HMS Beagle có sự tham gia của Charles Darwin vào thập niên 1830; của tàu USS Tuscarora (1873–76); và tàu Gazelle của Đức (1874–76).
Tuy nhiên, Nhật đã thất bại trong cuộc chiến, dẫn tới thế độc tôn của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ trên đại dương này. Kể từ sau Thế Chiến thứ Hai, rất nhiều thuộc địa trước đây ở Thái Bình Dương đã trở thành các quốc gia độc lập.
Nam Thái Bình Dương là nơi xa xôi nhất trên Trái đất, xa hơn so với bất kỳ vùng đất nào khác và được biết đến với cái tên Point Nemo hay là Cực đại dương không thể tiếp cận. Để đến đó người ta phải di chuyển hơn 2.685 km, điều đó khiến Point Nemo trở thành nơi xa xôi, khắc nghiệt và không có người ở nhất trên Trái đất.
Vì lý do đó, khu vực này được các cơ quan vũ trụ quốc tế sử dụng làm “nghĩa địa không gian” cho tên lửa, vệ tinh hoặc tàu chở hàng khi chúng không còn hữu dụng.
Thái Bình Dương có hệ thống rạn san hô rộng lớn nhất thế giới, rạn san hô Great Barrier. Đó là một nơi tuyệt đẹp nằm ở bờ biển phía đông bắc của Australia. Rạn san hô này trải dài 2.300 km và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1981. Nó có khoảng 2500 rạn san hô với 400 loại san hô khác nhau.
Có ba nhóm đảo lớn tại đây: Melanesia, Polynesia và Micronesia. Nhiều quốc đảo lớn nằm ở Thái Bình Dương, bao gồm Indonesia, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới. Các quốc đảo khác là Nhật Bản, New Zealand và Philippines.
Thái Bình Dương trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc tới châu Nam Cực ở phía nam. Chiều rộng đông – tây đoạn rộng nhất lên tới 19.800 km, ngăn cách châu Á, châu Đại Dương với châu Mỹ.
Với diện tích 165.250.000 kilômét vuông (63.800.000 dặm vuông Anh) (nếu được định nghĩa với biên giới phía nam là Nam Cực), phân vùng lớn nhất này của Đại dương Thế giới
Đại dương này chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu. Toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại (khoảng 150 triệu km2) vẫn chưa thể phủ kín bề mặt vùng đại dương này.
Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 4.000 mét (13.000 foot). Vực thẳm Challenger in the Rãnh Mariana, nằm ở tây bắc Thái Bình Dương, là điểm sâu nhất trên thế giới được biết đến, đạt độ sâu 10.928 mét (35.853 foot).
Đây cũng là điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, gấp 13 lần chiều cao của tháp Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai. Nếu có thể đặt Everest xuống đáy của rãnh Mariana, đỉnh núi cao nhất thế giới này vẫn lọt thỏm bên dưới Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương cũng chứa điểm sâu nhất ở Bán cầu Nam – Vực thẳm Horizon ở Rãnh Tonga – tại độ sâu 10.823 mét (35.509 foot). Điểm sâu thứ ba trên Trái Đất, Vực thẳm Sirena, cũng nằm trong Rãnh Mariana.
Thái Bình Dương cũng có thể được phân chia không chính thức theo Đường đổi ngày quốc tế thành Đông Thái Bình Dương và Tây Thái Bình Dương, cho phép nó được tiếp tục phân chia thành bốn phần tư
Cụ thể là Đông Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi Bắc Mỹ, Đông Nam Thái Bình Dương ngoài khơi Nam Mỹ, Tây Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi Viễn Đông châu Á, và Tây Nam Thái Bình Dương xung quanh châu Đại Dương.
Tây Thái Bình Dương có nhiều vùng biển cận biên lớn, bao gồm Biển Philippines, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản, Biển Okhotsk, Biển Bering, Vịnh Alaska, Mar de Grau, Biển Tasman, và Biển San Hô.
Với diện tích 165.250.000 kilômét vuông (63.800.000 dặm vuông Anh) (nếu được định nghĩa với biên giới phía nam là Nam Cực), phân vùng lớn nhất này của Đại dương Thế giới và của thủy quyển bao phủ khoảng 46% bề mặt nước của Trái Đất và khoảng 32% tổng diện tích bề mặt của nó, lớn hơn toàn bộ diện tích đất của Trái Đất cộng lại – 148.000.000 km2 (57.000.000 dặm vuông Anh).Tâm của cả Bán cầu Nước và Bán cầu Tây, cũng như cực không thể tiếp cận của đại dương, đều ở Thái Bình Dương.
Do sự dịch chuyển của tầng địa chất, Thái Bình Dương đang co lại 2,5 cm mỗi năm, trong khi kích thước của Đại Tây Dương tăng 2,5 cm mỗi năm. Hiện tượng này xảy ra ở ba phía của lưu vực Thái Bình Dương
Trên đây là thông tin về Thái Bình Dương là gì do Epacket Việt Nam đã tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng qua nội dung trên sẽ giúp bạn có câu trả lời cho Thái Bình Dương nằm ở đâu? rộng bao nhiêu?
Nếu quan tâm tới các thông tin địa lý khác thì hãy đón đọc bài viết của chúng tôi nhé!
VTV.vn - Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy, đảo rác khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể lớn gấp 16 lần so với ước tính trước đó.
Nằm ở trung tâm nhiệt đới của Thái Bình Dương. Đảo lớn hay còn gọi là đảo Hawaii là đảo lớn nhất thuộc Hawaii. Nơi đây vẫn là vùng đất đang phát triển và mở rộng ra từ đất liền với nhiều loại khí hậu.
Những ngọn núi lửa trên hòn đảo, những đường bờ biển quanh co cùng các nhân tố tự nhiên hòa hợp để tạo nên khung cảnh kỳ diệu trên hòn đảo này. Cùng tận hưởng làn nước biển trong xanh ấm áp, nhìn ngắm những dòng nham thạch nóng đỏ đang phun trào và thám hiểm khu rừng rậm xanh mướt .
Những ngọn núi lửa trên hòn đảo, những đường bờ biển quanh co cùng các nhân tố tự nhiên hòa hợp để tạo nên khung cảnh kỳ diệu trên hòn đảo này.
Trên hòn đảo xa xôi của nước Mỹ này, các giá trị văn hóa Polynesian quý báu của người Hawaii và mối liên hệ đặc biệt giữa họ với thiên nhiên vẫn luôn luôn hiện hữu. Nữ thần trong thần thoại đã tạo nên hòn đảo Hawaii với những ngọn núi lửa rực cháy cho thấy sự ấm áp và nồng nhiệt .
Khu nghỉ dưỡng phía Tây của hòn đảo có rất nhiều bãi biển và lớp nham thạch màu đen cung cấp các môn thể thao dưới nước hấp dẫn. Những chú rùa biển xanh đang chậm rãi bò lên bãi cát ở công viên lịch sử quốc gia hay đang tận hưởng làn nước tươi mát và lặn xuống các dãy san hô đầy màu sắc. Công viên bãi biển này là một phần của khu nghỉ dưỡng Kailua-Kona lớn nhất ở đảo Hawaii , một nơi lý tưởng để thư giãn dưới ánh mặt trời và chèo thuyền.
Khi bạn muốn nghỉ ngơi hãy đến một trong những khu vui chơi đặc biệt trên đảo hoặc đưa lũ trẻ đi thưởng thức vị của các loại kem, một đặc sản ở Hawaii.
Khu chợ đông đúc luôn đầy rẫy các cửa hàng bán đồ lưu niệm và đừng quên ghé qua ngôi đền Hulihe Palace. Hãy thư gian một vài ngày ở bài biển Mauna làng của thuyền trưởng Cook.
Năm 1779 nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh này đã bị giết ngay tại đây, từ đó giáo phái The tico đã xây dựng nơi này trở thành một điểm tắm nắng và ngắm cảnh.
Sẽ rất đáng dừng chân ở nhà thờ Tây Ban Nha khi lái xe đến công viên quốc gia Pu’uhonua o Honaunau. Pu’uhonua xưa kia là nơi cư trú của người tị nạn nên bạn có thể thấy những túp lều, chiếc xuồng và bàn đá bày các trò chơi cổ hay đi dạo quanh các ngôi đền thiêng liêng của các thủ lĩnh Hawaii trước kia được bảo vệ bởi những thần giữ cửa.
Một địa điểm bạn nên khám phá nữa là Vườn quốc gia núi lửa Hawaii, những miệng núi lửa đang phun trào trên ngọn núi lửa Kilauea là cảnh tượng thu hút những du khách từ khắp nơi trên thế giới. Ngọn núi lửa khá trẻ này vẫn luôn hoạt động trong hơn 30 năm nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy dòng nham thạch đang tuôn chảy xuống đại dương.
Những miệng núi lửa đang phun trào trên ngọn núi lửa Kilauea là cảnh tượng thu hút những du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Những ngọn núi lửa bao quanh Hawaii không thể gây khó khăn cho các thủy thủ Polynesan khi vài nghìn năm trước, họ đã đặt chân những bước đầu tiên đến đảo lớn vì địa chất ở đây rất hoàn hỏa để khai hoang và bắt đầu cuộc sống mới. Trên hòn đảo đón hướng gió này cả thiên nhiên và con người đều rất phát đạt, trù phú.
Thành phố miền nhiệt đới Hilo là một trong những thành phố ẩm ướt nhất nước Mỹ nhưng ở thành phố biển phía Đông này lại có nhiều hoạt động trong nhà hấp dẫn giúp bạn có thể giải trí như đang ở thiên đường.
Nằm ở phía Bắc hòn đảo thung lũng Pololu, từ đây có thể thấy toàn bộ khu bảo tồn rừng và là quê hương của Kamehameha, vị vua huyền thoại đã hợp nhất các đảo ở Hawaii.
Xung quanh đó là các cửa hàng quần áo và phòng triễn làm về thị trấn lịch sử đương sơn này.
Quay về bờ biển phía Tây để nhìn thấy mặt trời lặn ở phía Bắc Thái Bình Dương trông giống như quả bóng lửa đang ngự trị trên bãi biển. Đặc biệt hình tượng dòng nham thạch luôn truyền cảm hứng cho những cốc Cocktail mà bạn đang thưởng thức vì nước, gió và lửa là những kiệt tác thiên nhiên được ban tặng của con người.
Lê Hà - Thanh Giang - Minh Phương
Nằm ở trung tâm nhiệt đới của Thái Bình dương, Hawaii là một quần đảo gồm 132 đảo lớn nhỏ. Nó giống như một chuỗi ngọc dài 2.450 km từ đông nam kéo đến tây bắc của Thái Bình dương. Đây được coi là thiên đường du lịch của thế giới.
Quần đảo này có diện tích 1,67 triệu km2, trong đó có 8 đảo lớn nhất là Hawaii, Wahu, Kaoai, Nihao, Maluokai, Lanai và Rahuoaolawui. Đi từ bờ tây Bắc Mỹ đến Australia, New Zealand hay từ kênh đào Panama đến Viễn Đông đều phải đi qua đây. Do có vị trí quan trọng như vậy nên nó trở thành địa điểm quan trọng của giao thông đường thủy và đường hàng không trong khu vực Thái Bình dương. Trân Châu Cảng trên đảo Wahu là một cứ điểm quan trọng của hải quân và không quân Mỹ. Vào năm 1941, tại đây đã xảy ra “sự kiện Trân Châu Cảng” làm chấn động toàn thế giới.
Quần đảo Hawaii xưa kia là đất cư trú của người Polynesia. Năm 1778, nhà hàng hải người Anh, thuyền trưởng Cook, đã đặt chân đến đây. Từ đó về sau, những người di cư của các nước châu Âu và châu Á đã lần lượt đến nơi này sinh sống. Năm 1795, thủ lĩnh của vùng đất này là Kahamihayishi đã chinh phục được cư dân trên đảo và vào năm 1810, lập nên vương quốc Hawaii. Năm 1898, quần đảo này bị Mỹ chiếm đóng. Đến năm 1900, Hawaii trở thành một bộ phận của nước Mỹ và năm 1959 trở thành bang thứ 50.
Tuy nằm ở vùng nhiệt đới, nhưng do vị trí ở giữa trung tâm nhiệt đới nên Hawaii chịu sự điều tiết của khí hậu biển, bốn mùa mát mẻ. Nhiệt độ trung bình ở thủ phủ Honolulu của tháng lạnh nhất là 22 độ C và tháng nóng nhất là 36 độ C. Cũng có lúc nhiệt độ xuống thấp đến 14 độ C. Ở trên đảo có không ít các vùng núi có khí hậu tương đối giá lạnh. Vào mùa đông, tuyết phủ trắng xóa trên đỉnh núi. Mỗi năm có 4-5 tháng đóng băng. Ở trên đảo, ánh sáng chan hòa, khí hậu trong lành, cây cối xanh tốt, các loại thực vật nhiệt đới đua nhau sinh trưởng. Nơi đây còn là một khu du lịch nổi tiếng, với các kỳ quan núi lửa và nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp của biển nhiệt đới. Mỗi năm, có hơn 3 triệu du khách đến Hawaii nên lợi nhuận từ du lịch trở thành nguồn thu chính của nền kinh tế vùng này. Để phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch, các điểm du lịch trên mỗi đảo đều xây dựng nhiều khách sạn, nhà hàng, siêu thị và các khu vui chơi hiện đại với cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
Dòng nham thạch chực phun trào.
Cảnh tượng hùng vĩ nhất ở Hawaii chính là những ngọn núi lửa đang hoạt động. Đa số các đảo được hình thành từ sự phát triển của các núi lửa. Diện tích lớn nhất của đảo Hawaii cũng do 5 ngọn núi lửa hợp thành. Hình dạng của các núi lửa đều mang nét riêng biệt, không giống như núi Fuji ở Nhật Bản, mà chỉ nhô lên mang hình cây dùi tròn dài, độ dốc nhỏ. Ngọn núi lửa Maonaluoa có độ cao so với mặt nước biển là 4.169 m và núi Jilawuigui là 1.247 m. Đây là những ngọn núi lửa đang hoạt động được nhiều người biết đến. Núi lửa Maonaluoa hơn 200 năm qua đã phun 35 lần, còn núi lửa Jilawuigui thì hoạt động suốt năm. Đường kính ngọn núi lửa ước tính khoảng 1 km. Lúc hoạt dộng, nham thạch từ ngọn núi lửa phun trào ra, sức nóng của nham thạch phun thẳng lên trời, nhuộm đỏ một vùng. Dòng nham thạch tràn ra như thép mới ra lò, xuôi theo triền núi chảy xuống, không gì có thể ngăn cản nổi. Cảnh tượng thật hùng vĩ. Vào năm 1912, nước Mỹ đã lập ra trạm quan sát núi lửa đầu tiên trên thế giới, sau đó xây dựng công viên quốc gia núi lửa. Mỗi lần núi lửa hoạt động, người ta lại đổ xô đến đây để thưởng thức một kỳ quan thiên nhiên tráng lệ.
“Trung tâm văn hóa Polynesia” trên đảo Wahu là nơi thơ mộng nhất của quần đảo Hawaii, là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất. Người Polynesia cư trú tại đây. Do vậy, trung tâm văn hóa này là đại diện cho nền văn hóa cổ xưa của họ. Không khí nơi đây thật tuyệt vời, với những thiết kế không hề bị trùng lặp. Một số hồ nhân tạo uốn lượn khúc khuỷu đã khéo léo chia toàn bộ nơi đây thành 7 thôn trang: Hawaii, Samoa, Fiji, Tangsu, Daxiti, Makesas…, đại diện cho 7 nền văn hóa khác nhau của Polynesia. Mỗi thôn được xây dựng theo phong tục truyền thống của cư dân tại đây: Nhà cửa làm từ cỏ tranh, giữa các thôn có những con sông nhân tạo nối liền. Sự khác biệt của việc sáng tạo các kiểu kiến trúc đã phản ánh nét đặc sắc của nền văn hóa nơi này. Trung tâm văn hóa còn là nơi phản ánh nét tinh hoa của nền văn hóa Polynesia. Các vũ điệu nhiệt tình, sôi nổi cũng những khúc nhạc đã làm mê hoặc lòng người. Những cuộc biểu diễn văn nghệ tổng hợp đã tái hiện tập tục sinh hoạt cổ xưa của người Polynesia.
Bãi biển Yuchang là nơi thường diễn ra các hoạt động có sức thu hút khách du lịch đến nghỉ hè ở Hawaii. Đảo Wahu có bãi biển Huanda là một bãi tắm và lướt ván nổi tiếng trên thế giới. Nổi tiếng nhất là bãi Huajiji với bãi cát vàng và từng ngọn sóng cuộn liên hồi trắng xóa. Xa xa là bầu trời xanh biếc, mây trắng trôi bồng bềnh như đưa hồn vào mộng. Trên bãi biển, người ta mặc đủ loại trang phục áo tắm, nhắm mắt thư giãn; có người lại trầm mình dưới nước và một số người lướt ván.
Trân Châu Cảng nổi tiếng thế giới lại khác xa bãi biển Huajiji. Nó nằm ở phía nam thủ phủ Honolulu, là một của cảng thiên nhiên tuyệt vời nằm sau trong lục địa. “Sự kiện Trân Châu cảng” làm chấn động thế giới đã diễn ra ở đây. Vào sáng sớm ngày 7/12/1942 (giờ địa phương), hải quân Nhật đã đột kích vào Trân Châu Cảng. Hạm đội và phi cơ của Mỹ không kịp phản kích nên bị phá hủy 188 phi cơ, bị nhấn chìm và hư hại 20 chiến hạm, bị thương và chết hơn 3.000 người. Từ hôm đó, Mỹ tuyên chiến với Nhật và cuộc chiến Thái Bình Dương bùng nổ.
Ngày nay, một phần của Trân Châu Cảng đã mở cửa đón du khách. Người Mỹ xây trên đó một bia dá khổng lồ để tưởng niệm những binh sĩ đã hy sinh ở Trân Châu Cảng. Bia tưởng niệm là một kiến trúc có hình gốc, màu trắng, được xây trên một cái bè nổi, dưới là một chiến hạm chủ lực tên Alisanna đã bị Nhật đánh bại vào năm đó. Trong phòng trung bày bia tưởng niệm có trưng bày chiến hạm và và tên những người đã hy sinh trong trận tấn công đó. Máy phát thanh không ngừng phát ra những lời quảng cáo, nhịp thở gấp của phát thanh viên và những tin tức có liên quan như nhắc nhở mọi người luôn ghi nhớ tấn thảm kịch lịch sử này.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)