Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.
Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.
Vào khoảng thời gian này, cả cánh rừng cao su ở huyện Hớn Quản ngả sang màu vàng, đẹp thơ mộng như cảnh trong các bộ phim ngôn tình Hàn Quốc.
Những chiếc lá cao su vàng chóe, trực chờ những con gió thoảng nhẹ là rụng xuống.
Lá rụng tạo thành một thảm lá màu vàng.
Những chiếc là vàng xen lẫn trong tán lá xanh trông rất đẹp mắt.
Nếu đến đây vào những ngày này, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng lãng mạn, nên thơ của rừng cao su vào mùa thay lá.
Vào mùa này, người nông dân sẽ ngưng thu hoạch mủ cao su để vệ sinh và dưỡng cây chuẩn bị cho mùa thu hoạch nhựa năm sau.
Thảm lá cao su mới rụng hứa hẹn sẽ cho ra những bức ảnh sống ảo tuyệt đẹp.
Đến cuối mùa, khi những chiếc lá cao su cuối cùng rụng xuống, cả rừng cao su bạt ngàn sẽ chỉ còn những cành cây khẳng khiu.
Khi lá cây rụng hết cũng là lúc rừng cao su đâm, nảy lộc và bắt đầu một mùa mới, hình thành những tán lá xanh mới.