Nếu muốn tham quan phố cổ thì tham khảo ngay Giá vé tham quan phố cổ Hội An. Giá vé luôn được chúng tôi cập nhật liên tục. Xem kỹ bài viết của tour du lịch giá rẻ nhé
Nếu muốn tham quan phố cổ thì tham khảo ngay Giá vé tham quan phố cổ Hội An. Giá vé luôn được chúng tôi cập nhật liên tục. Xem kỹ bài viết của tour du lịch giá rẻ nhé
Phố cổ Hội An không chỉ được biết đến với không gian cổ kính, yên bình mà đây còn là nơi lưu giữ những di tích có giá trị văn hóa lịch sử chưa mai một. Để có thể tham quan các điểm du lịch này, bạn cần mua vé tại quầy vé. Phòng vé nằm ngay lối vào phố cổ, nếu bạn di chuyển từ Điện Bàn hay Đà Nẵng sẽ thấy ngay.
Để lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa và tạo sức hút đối với du khách, một số điểm tham quan sẽ phải có vé mới vào cửa. Giá vé cũng thực sự rất rẻ, bạn chỉ cần mua 1 vé là có thể vi vu khắp các địa điểm trong phố cổ. Đà Nẵng Tour cũng nhận thấy việc bán vé hoàn toàn nhằm mục đích trùng tu, không phải kinh doanh. Đây cũng là cách để phố cổ giữ được vẻ đẹp mà không bị xâm phạm.
Dưới đây là một số điểm tham quan ở Hội An cần mua vé:
Ngoài ra, bạn phải mua vé nếu muốn xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Các hoạt động, trò chơi dân gian cũng được bao gồm trong giá vé tham quan phố cổ Hội An.
Xem thêm: tour đà nẵng – hội an 4 ngày 3 đêm giá rẻ
Các tour du lịch Hội An ưu đãi:
Phần lớn khách lẻ và khách địa phương có xu hướng chọn đi tự túc, ngược lại khách đoàn thì thích đi theo tour hơn, vì khi đặt tour sẽ được AZ lo vé tham quan, ăn uống và hướng dẫn viên. . Hướng dẫn viên theo suốt hành trình.
Nếu yêu thích sự tự do, muốn khám phá mọi thứ theo cách riêng của mình, bạn có thể vừa dạo phố, vừa ăn đặc sản mà không cần phải mua vé. Theo chúng tôi, nếu bạn đi theo nhóm chủ yếu là người lớn thì nên cân nhắc đi theo tour.
Giá vé tham quan phố cổ Hội An Không quá đắt nhưng nếu bạn không có nhu cầu tìm hiểu về các di tích văn hóa thì có thể không cần mua. Thay vào đó, bỏ tiền đi tour Cù Lao Chàm, Bà Nà Hills có lẽ sẽ vui và tiết kiệm hơn. Hi vọng bạn và gia đình sẽ có những giây phút tham quan Hội An thật ý nghĩa.
Hướng tới lễ hội Đình thôn Nhuế, Đài truyền thanh xã xin gửi tới quý vị và các bạn thông tin về GIÁ TRỊ LỊCH SỬ ĐÌNH THÔN NHUẾ
Xã Kim Chung là một xã nằm về phía Tây huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cư dân Kim Chung bằng sự cần cù, trí thông minh, đã chinh phục, khai phá tự nhiên làm nên vùng đồng bằng trù phú như ngày nay. Kim Chung có đất đai màu mỡ, có dòng sông lớn chảy qua phía tây bắc, vòng vào phía đông bắc chảy về vực Rê - Ao Cả, đó là dòng sông Thiếp còn gọi là sông Hoàng Giang hay Ngũ Huyện Khê. Đây là con sông nổi tiếng trong các cuộc chiến đấu kể từ thời kỳ An Dương Vương Thục Phán đến Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế… và đến sau này.
Nước Việt xưa từ thời Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn), người đất Ái Châu, phụng sự triều đình, giữ chức Thập đạo tướng quân, vì họ Đinh suy vi nên mở mang cơ nghiệp, chống Tống, bình Chiêm, mặc áo Rồng mà có được thiên hạ.
Bấy giờ, có tướng hầu Nhân Bảo nhà Tống cùng với Chúa Chiêm Thành họp binh giấy loạn, cất 10 vạn tinh binh, 5 nghìn ngựa chiến chia làm 5 ngả, cùng tiến đến nước Nam, ngấm ngầm giành ngôi Hoàng đế.
Nhà Vua vô cùng lo lắng, rồi tự mình làm Tướng, mang theo 5 vạn quân tinh nhuệ, thân chinh ra trận đánh đuổi giặc Tống, Chiêm. Nhà vua họp quần thần, chư tướng bàn mưu tính kế định ngày tấn công. Khi ấy, chư tướng quần thần đều tấu rằng:
"Uy đức của bệ hạ vang xa ngoài bốn biển, các anh tài đua nhau góp mặt, giống như trăm thần sơn thuỷ thường hiển hiện, biến hoá thần cơ, âm phù giúp nước, hộ dân. Chúng thần mong Bệ Hạ yết bản chiêu binh để chọn lựa nhân tài làm Đại tướng, có binh sỹ giúp đỡ thì giặc Tống Chiêm không quá một ngày sẽ được dẹp yên"
Nhà Vua đã hạ chiếu ra lệnh cho các đạo, các Châu, các Phủ tìm kiếm bậc hùng tài, trí dũng hơn người, ngay lập tức chiêu mộ binh đinh cùng dẫn đến trợ giúp và phong tước quan.
Khi nhà Vua dẫn tinh binh lên đường đánh giặc Tống Chiêm, cờ rợp trời, trống chiêng dậy đất, qua 5 ngày đêm thì đến địa đầu vùng đất huyện Yên Lãng ( Thời cổ gọi là Chu Diên) phủ Tam Đới đạo Sơn Tây, gặp quân Tống Chiêm đi đường thuỷ từ cửa biển theo sông Nhị Hà tấn công vào nước ta, thế như chẻ tre đã gần đến sông Hoàng Giang ( tức Ngũ Huyện Khê).
Trời vừa tối, vua bèn quyết định đóng quân ở Miếu làng Cổ Nhuế thuộc Tổng Đa Lộc nơi có gò đất cao dễ phòng thủ. Đêm đến cầu khấn các vị thần âm phù diệt giặc. Sau khi giặc yên sẽ sắc phong làm thượng đẳng.
Đêm ấy đến cuối canh ba, vua chợt thiếp đi bỗng mơ thấy ba cụ già quần áo chỉnh tề, dung mạo cao lớn đi vào miếu, tự xưng:
"Chúng tôi là anh em vốn là hậu duệ của họ Hùng, phụng mệnh thiên đình làm sơn thần, trấn giữ ở khu này, bài vị đặt ở trong miếu, duệ hiệu người thứ nhất là Uy Dũng Linh Ứng Đại Vương, người thứ hai là Uy Mãnh Linh Ứng Đại Vương, người thứ ba Uy Việt Linh Ứng Đại Vương. Nay thấy mệnh vua thân chinh đi dẹp giặc Chiêm, Tống đến đóng quân ở đây, cầu đảo được âm phù vì thế anh em tôi hiển hiện, nguyện được theo quân nhà vua dẹp giặc lập công, sau này mong được có bài vị cho ba lão già này". Nói xong, ba ông biến mất (ngày đó là 13 tháng 10).
Trong chốc lát, nhà Vua tỉnh giấc, biết là thần linh đã xuất hiện để cứu giúp. Ngày hôm sau nhà vua ban tặng cho nhân dân làng cổ Nhuế 2 hốt vàng để lo việc thờ cúng. Sau khi dẹp yên giặc, ban sắc gia phong thượng đẳng phúc thần. Các vị phụ lão và nhân dân ở làng Cổ Nhuế đều thấy lạ và vô cùng kinh sợ, bèn hành lễ bái tạ. Nhà vua hội họp tướng sỹ cất binh tiến đánh giặc Tống, Chiêm trên sông Ngũ Huyện Khê mở màn cho cuộc chiến dẹp Tống, bình Chiêm. Trật đánh này quân ta thắng lớn, quân ta càng đánh càng thắng lớn quân Tống, Chiêm thất bại thảm hại lui quân về nước, thiên hạ được thanh bình.
Trong buổi Vua mở tiệc chúc mừng, gia phong cho các tướng sỹ cấp bậc theo thứ tự. Nhà Vua nói với chư tướng rằng: "Giặc Tống, Chiêm sớm được dẹp yên, như thế thực nhờ vào sự âm phù của các vị thần". Lập tức gia phong mỹ tự cho bách thần, sai sứ truyền ban sắc phong cho ba vị thần là: Bản cảnh thành hoàng, nguyên tự thần hiệu:
Tặng phong cho ba vị là: LINH QUANG HỘ QUỐC DƯƠNG VŨ, RỰC THÁNH HIỆP LINH BẢO CẢNH UY HÙNG DŨNG MÃNH ĐẠI VƯƠNG THƯỢNG ĐẲNG THẦN. Sắc chỉ ban cho phép làng Cổ Nhuế thuộc Tổng Đa Lộc lo việc thờ phụng và cho phép phụng thờ y như cũ.
Đến triều Trần Nhân Tông, giặc Nguyên xâm lược kinh thành, tướng Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo bách thần ở các đền thiêng. Ba vị Đại vương cũng hiển ứng âm phù cho dẹp được giặc Ô Mã Nhi. Hoàng đế Nhân Tông bèn gia phong mỹ tự cho ba vị là: Hiển Linh anh triết, hiển bảo trợ thắng đại vương thượng đẳng thần. Ban sắc phong cho làng Cổ Nhuế thuộc tổng đa lộc lo việc thờ phụng.
Đến triều Hậu Lê, Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tiêu trừ giặc minh và bè đảng bọn Mộc Thạch, Liễu Thăng, 10 năm gian nan vất vả mới thu được thiên hạ. Thái Tổ lại gia phong thêm Mỹ tự cho ba vị Phổ tế cương nghị anh linh hùng kiệt Đại vương thượng đẳng thần. Ban sắc chỉ cho làng Cổ Nhuế thuộc Tổng Đa Lộc trùng tu lại miếu điện để lo việc thờ phụng muôn đời bất hủ cùng đất nước.
Trong các phong trào yêu nước chống Thực dân Pháp xâm lược, làng Cổ Nhuế luôn có nhiều người tham gia, tiêu biểu cuối thế kỷ XIX, làng Nhuế đã có hàng chục người tham gia khởi nghĩa Yên Thế do Đề Thám lãnh đạo. Những năm 30 của thế kỷ XX, Đình làng là nơi tổ chức hoạt động cách mạng của các Đảng viên cộng sản Đông Dương về gây dựng cơ sở cánh mạng.
Từ đây phong trào cách mạng đã được phát triển rộng trong thôn xã, các đoàn thể quần chúng được thành lập do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đình Nhuế là nơi diễn ra một số sự kiện cách mạng của địa phương, là nơi cán bộ Việt Minh tuyên truyền vận động nhân dân chống bắt phu đi đồn điền cao su, chống phá lúa trồng đay, thầu dầu cho Nhật, không đóng dấu trâu bò để chống thu thuế, tập hợp quần chúng nhân dân tổ chức phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Nổi tiếng là cướp kho thóc của Vũ Đăng Khoát, bắt sống tên Đội cước .
Ngày 21/8/1945, tại Đình quần chúng nhân dân tập hợp để tham gia khởi nghĩa giành chính quyền huyện Yên Lãng.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), thôn Nhuế đã lập làng kháng chiến, nhân dân đào hầm, đắp luỹ tích cực chuẩn bị mọi nguồn lực phục vụ kháng chiến. Trong thời gian này Đình, phải tháo rỡ để thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến của Chính Phủ. Từ năm 1949 đến 1952, quân và dân thôn Nhuế cùng bộ đội chủ lực giáng những đòn chí mạng vào Thực dân Pháp.
Thời kỳ chống Mỹ, nhân dân thôn Nhuế theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương phát triển mạnh mẽ, thanh niên hăng hái lên đường đi chống Mỹ. Hậu phương cũng trở thành nơi sơ tán, của nhân dân nội thành, các cơ quan xí nghiệp tránh máy bay Mỹ bắn phá.
Thôn Nhuế vốn có truyền thống hiếu học từ thủa lập làng cho đến nay trong Hương ước, quy ước của các làng, đều có điều khoản mang nội dung khuyến học. có tư văn, giáp tế, được cấp ruộng để cúng tế văn chỉ, giúp đỡ học trò nghèo và nuôi thầy đồ dạy học. Do có truyền thống hiếu học, nơi đây rất nhiều người quyết chí tu thân, học hành để thành đạt.
Truyền thống hiếu học và khoa cử của Làng được lưu truyền cho đến ngày nay, nhiều con em trong thôn đỗ đạt cao trong các trường đại học, cao đẳng và giữ các vị trí quan trọng trong cơ quan nhà nước...
Với những thành tích nổi bật trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó thôn Nhuế đã có những đóng góp to lớn vào thành tích chung của xã. Đảng bộ và nhân dân xã Kim Chung được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân..
Hàng năm nhân dân thôn Nhuế lọng trọng tổ chức lễ hội truyền thống Đình làng từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của cha ông và tri ân công lao của các vị thần linh, đã có công với nước, với dân.
Nhân dân xã Kim Chung nói chung và nhân dân thôn Nhuế nói riêng vô cùng vinh dự và tự hào, đã đóng góp ngôi Đình vào trong kho tàng di sản văn hóa dân gian, là tài sản vô giá mà mỗi người con quê hương Kim Chung đều cần biết trân quý, giữ gìn và phát huy.