DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Để biết mình có quản lý thời gian hiệu quả hay không, mỗi cá nhân có thể chú ý đến những dấu hiệu sau:
Hoàn thành công việc đúng hạn: Nếu thường xuyên hoàn thành các công việc và nhiệm vụ theo đúng thời hạn đã đề ra, đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy bản thân đang quản lý thời gian hiệu quả.
Tập trung và hiệu suất làm việc: Có thể tập trung vào công việc mà không bị sao lãng quá nhiều, làm việc với hiệu suất cao và không bị chìm vào những việc không quan trọng.
Cân bằng công việc và cuộc sống: Nếu có thời gian dành cho công việc, gia đình và các hoạt động giải trí, thư giãn một cách hợp lý.
Ít cảm giác áp lực và stress: Nếu cảm thấy tự tin và không bị áp lực, stress quá mức trong việc quản lý công việc và thời gian.
Đạt được mục tiêu: Nếu đạt được những mục tiêu đã đề ra trong công việc và cuộc sống một cách liên tục.
Đánh giá hiệu quả: Hãy tự đánh giá và xem xét kỹ lưỡng việc quản lý thời gian của mình. Nếu có thể nhận ra những lỗ hổng, điểm yếu và cải thiện từng bước một, điều này giúp mỗi người trở nên ngày càng hiệu quả hơn.
Phản hồi tích cực: Nếu nhận được phản hồi tích cực từ người khác về khả năng quản lý thời gian của mình, điều này cũng chứng tỏ bản thân đang làm tốt trong việc này.
Nếu có những dấu hiệu tích cực như trên, có thể mỗi cá nhân đang quản lý thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cảm thấy có thể cải thiện hơn, hãy luôn đặt mục tiêu hoàn thiện và phát triển khả năng quản lý thời gian để đạt được hiệu quả cao hơn trong cuộc sống và công việc.
Quản lý thời gian xuất sắc giúp chúng ta đạt được những mục tiêu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong công việc, cuộc sống. Hãy luôn nhớ rằng, thực hành quản lý thời gian là một quá trình rèn luyện, cải thiện liên tục. Do đó, hãy thử đổi mới và áp dụng nhiều phương pháp để xem mình phù hợp với phương pháp nào.
Giờ tiếng Anh gọi là “hour”, phát âm giống từ “our” – vì chữ “h” ở đầu câm. “1 hour” thì bằng “60 minutes”.
Nhưng nếu nói: “4 giờ rồi” – thì mình không nói “it’s already 4 hours”, mà nói “it’s 4 o’clock”.
Lý do là “hour” thường được sử dụng để chỉ độ dài của thời gian hơn là chỉ định thời gian cụ thể trong ngày.
Người Việt mình hay nói 8h sáng và 8h tối. Người Mỹ cũng vậy, buổi sáng trước 12h thì mình thêm a.m, ví dụ, 10h sáng thì nói “10 a.m.”.
Vậy, “a.m.” nghĩa là gì? Đó là viết tắt của tiếng Latin: “Ante meridiem” có nghĩa là “before noon” – trước buổi trưa.
Còn “p.m.” là viết tắt của “Post meridiem” có nghĩa là sau buổi trưa (after noon).
“Noon” trong tiếng Việt dịch là “chính Ngọ” tức 12h trưa.
Còn 12h đêm thì gọi là “midnight”.
Trước 12h trưa thì thêm “a.m.”, sau 12h trưa thì thêm “p.m.”.
Câu hỏi là, 12h trưa (noon) là “12 a.m.” hay “12 p.m.?”
Nếu bạn chọn “12 p.m.”, đó là lựa chọn hoàn toàn chính xác. “Midnight” mới là “12 a.m.”.
Tương tự, khi chào hỏi nhau, cứ trước “noon” thì mình chào “good morning”, sau “noon” mình chào “good afternoon”.
Dựa vào đây, các bạn có thể chào nhau. Ví dụ, lúc nào nói “good afternoon”, và lúc nào nói “good evening”. Thường thì sau “6 p.m.” gặp nhau, mọi người có thể chào “good evening” mà không phải suy nghĩ nhiều. Đôi khi, người ta cháo “good evening” từ sau 4 p.m.
Lưu ý, từ “evening” có 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: /ˈivnɪŋ/. Nhìn vào IPA, các bạn có thể thấy âm /i/ đứng trước là âm “i căng miệng”, và âm /ɪ/ đứng sau là âm “i lỏng miệng.
Cách hỏi mấy giờ đơn giản nhất là: what time is it, please?
Nhưng ngoài ra bạn có thể hỏi: “what’s the time?” hoặc “do you have the time?”
Khi được hỏi giờ, cách trả lời đơn giản và hay sử dụng nhất ở Mỹ là nói giờ trước, phút sau, ví dụ: “bây giờ là 2h20” – “it’s two twenty”.
Còn 1 cách khác là dùng từ “past”. 2h20 có thể nói là: “It’s 20 past 2”.
Tại sao lại “phút trước, giờ sau”, thật ra đây là “20 past 2” là cách nói ngắn gọn của “20 minutes past 2 o’clock” (20 phút sau 2h).
Từ “past” có thể được thay bằng “after”: “20 after 2” là 2h20.
Nếu nói 2h15, bạn có thể nói: It’s 15 past 2, hoặc: It’s a quarter past 2 (quarter là 1/4, ý nói 15′ là 1/4 của 1 giờ)
Còn Nếu nói 2 rưỡi, bạn có thể nói: It’s 2:30, hoặc: It’s half past 2 (half là một nửa giờ)
Tất nhiên, nếu gặp nhau lúc 3h kém 10, bạn hoàn toàn có thể nói “see you at 2.50”.
Đó là cách dễ dùng nhất, nhưng trong tiếng Anh, người ta vẫn nói giờ kém. Ví dụ, 3 giờ kém 10 phút – có nghĩa là 10 phút nữa thì tới 3 giờ – người ta nói “10 to 3”, có nghĩa “10 minutes to 3 o’clock”. Người Mỹ có thể thay từ “to” thành từ “before”: “10 before 3”.
Không đầu tư học tiếng Anh nghiêm túc ngay từ ban đầu, nhiều người đến khi cần mới lao đầu vào học. Khi đó, tuổi tác, công việc cản trở không nhỏ đến việc học tiếng Anh. Một số người lại mất thêm một khoảng thời gian học hành, lãng phí thời gian và tiền bạc. Đó là chưa kể việc đi học tại các trung tâm tiếng Anh kém chất lượng,… Giải quyết việc mất gốc tiếng Anh không phải là điều đơn giản, cần được nhận thức ngay từ đầu.
Điều này là tình hình rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Chương trình học phổ thông bao gồm 7 năm học tiếng Anh, rồi 4 năm học Đại học nhưng hầu hết các bạn vẫn không giải quyết được lỗ hổng kiến thức tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Giáo trình còn nhiều bất cập, phương pháp giảng dạy từ giáo viên không phù hợp dẫn đến nhàm chán, dễ quên, chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, người học chưa tìm được phương pháp và lộ trình học hiệu quả…
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm ở đây : https://eiv.edu.vn/tieng-anh-1-kem-1/
Batching là phương pháp do Tim Farris viết trong cuốn “Tuần làm việc 4 giờ”. Phương pháp quản lý thời gian này được sử dụng để tập trung hoàn thành các công việc tương tự trong cùng một thời gian. Thay vì làm chúng rời rạc và lẫn lộn xen kẽ trong quá trình làm việc hàng ngày, chúng ta sẽ sắp xếp vào một khối thời gian cố định.
Một ví dụ cụ thể hơn: Thay vì xem và trả lời Email liên tục trong suốt cả ngày, chúng ta có thể sắp xếp một khoảng thời gian cố định để xử lý toàn bộ Email đó. Điều này giúp tập trung hoàn thành công việc nhanh hơn, giảm sự phân tán và giúp chúng ta dành thời gian cho các hoạt động khác.
Mục tiêu là yếu tố cần xác định trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ nào đó. Khi có mục tiêu rõ ràng, chúng ta sẽ biết bản thân cần làm gì, đi theo lộ trình như thế nào. Từ đó có thể quản lý thời gian một cách khoa học hơn, sắp xếp lịch trình, khoảng thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ để đạt được mục tiêu. >> Tham khảo phương pháp: Xây dựng mục tiêu SMART
Xây dựng kế hoạch giúp tổ chức và quản lý thời gian một cách có hệ thống hơn. Khi lập kế hoạch, chúng ta cần định lượng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc, đồng thời phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn để dễ dàng quản lý và theo dõi tiến độ.
Một kế hoạch xuất sắc là biết phân bổ các công việc khẩn cấp, quan trọng, có thể dự báo và đối phó với những trở ngại và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhờ đó giúp chúng ta quản lý thời gian một cách tối ưu, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả và đúng tiến độ.