Phòng Chống Thiên Tai

Phòng Chống Thiên Tai

Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai do nước gây ra. Việc duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phù hợp cho từng lưu vực sông, vùng, khu vực trong khi vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống phụ  thuộc vào rừng cần phải được triển khai thực hiện.

Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai do nước gây ra. Việc duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phù hợp cho từng lưu vực sông, vùng, khu vực trong khi vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống phụ  thuộc vào rừng cần phải được triển khai thực hiện.

Tập trung hỗ trợ tối đa người dân vùng lũ

Ngay sau khi kết thúc lịch tiếp dân, trưa 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cùng các lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành liên quan đi thị sát tình hình lũ và công tác phòng chống lụt bão tại huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh. Tại xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, toàn bộ 101 hộ dân ở giáo xứ Đồng Nhân hai ngày nay đang bị cô lập do nước sông Cà Lô đã lên mức báo động 3.

Anh Nguyễn Văn Tùng, người dân giáo xứ Đồng Nhân thông tin: Nước lũ dâng nhanh từ 20 giờ đêm 9/9 và đến sáng 10/9 thì cả thôn đã bị cô lập, mọi di chuyển đều phải sử dụng thuyền. Tuy nhiên, là địa bàn thường xuyên bị ngập cùng với sự chuẩn bị và hỗ trợ của chính quyền, người dân đã chủ động chống lũ, trẻ em vẫn đến trường đi học, cuộc sống không bị xáo trộn nhiều.

Học sinh vùng lũ vẫn đi thuyền tới trường.

Ở khu vực đê hữu Cầu, khu Vạn Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh từ đêm 8/9 đến nay, nước sông Cầu dâng cao, chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời di chuyển gần 30 hộ dân đến nơi an toàn. Một số hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm buộc phải di dời sau sự cố sạt lở đê từ đầu tháng 3/2024 đến nay hiện vẫn đang sinh sống tại Nhà văn hóa của phường Vạn An.

Xuống kiểm tra nơi ăn chốn ở và điều kiện sinh sống của các hộ dân tại Nhà văn hóa phường Vạn An, chia sẻ với những mất mát to do thiên tai, bão lũ mà người dân khu vực đã nỗ lực vượt qua thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cam kết: Chính quyền sẽ nỗ lực hết sức để sớm xây dựng khu tái định cư, mang lại nơi ở an toàn hơn cho bà con, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm hỏi, động viên người dân khu Vạn Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh.

Trao tặng những phần quà thiết thực tặng các hộ dân bị ảnh hưởng của mưa lũ, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ghi nhận sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trong tỉnh trong công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tình hình úng ngập do mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.

Đồng chí cũng gửi lời cảm ơn và đánh giá cao sự chủ động phòng, chống bão và tinh thần hợp tác, phối hợp của người dân tuân thủ các khuyến cáo của các cơ quan chức năng, tỉnh Bắc Ninh vượt qua bão số 3 khi không có thiệt hại về con người, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Kiểm tra, nắm tình hình ngập úng tại huyện Yên Phong.

Dự báo tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, nước trên các sông đang dâng cao, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương theo dõi sát diễn biến mưa lũ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Chủ động sơ tán, di dời dân cư khỏi khu vực mất an toàn, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Đặc biệt, đồng chí nhấn mạnh yêu cầu các địa phương phải có phương án hỗ trợ tối đa người dân khu vực bị ảnh hưởng của bão lũ, nhất là các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hộ yếu thế để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tặng quà người dân phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh đang đi tránh lũ.

Đón nhận phần quà do các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao tặng, chị Nguyễn Thị Quyên, ở khu Vạn Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh chia sẻ: Mưa lũ khiến đời sống bị ảnh hưởng nhưng người dân chúng tôi cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Chúng tôi mong muốn dự án tái định cư cho người dân trong khu vực sẽ sớm được hoàn thành để người dân yên tâm an cư.

Xuyên đêm gia cố đê, bảo đảm an toàn cho cộng đồng

Trong những ngày qua, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn trên diện rộng tại Bắc Ninh đã gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Đáng chú ý, nước sông dâng cao đã gây ngập úng tại các vùng trũng thấp ven sông địa bàn các xã Tam Giang, Hòa Tiến, Dũng Liệt (huyện Yên Phong); phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh); xã Tân Chi (huyện Tiên Du), thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng và xã Hán Quảng (thị xã Quế Võ)…

Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn động viên lực lượng xử lý chống tràn mặt đê bối Đẩu Hàn, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.

18 giờ ngày 10/9 mực nước sông Cầu, tại khu phố Đẩu Hàn, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã vượt mức báo động 3 và có nguy cơ tràn qua đê bối vào khu phố gây ngập lụt cục bộ. Khu phố Đẩu Hàn có 450 hộ với gần 2.000 nhân khẩu, nằm phía ngoài đê sông Cầu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng hỗ trợ di chuyển toàn bộ người dân đến nơi an toàn trước 21 giờ đêm 10/9; hỗ trợ các gia đình di chuyển, bảo vệ tài sản không bị hư hại bởi nước lũ. Đồng thời tập trung huy động các lực lượng dùng bao tải cát đắp gia cố trên mặt tạo thành con lươn dọc theo mép đê, nâng cao khả năng chống lũ tràn về.

Ngay sau khi nhận tin báo, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự thành phố Bắc Ninh cắt cử lực lượng; phối hợp với gần 100 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 164 (Quân đoàn 12), 50 cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh) tham gia công tác gia cố tuyến đê cùng hàng trăm người dân địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”. Trung tá Nguyễn Quang Hà, Đại đội trưởng Cảnh sát cơ động chia sẻ: “Phát huy truyền thống “Việc gì khó có Công an”, phát huy tinh thần dũng cảm, trách nhiệm với mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Anh em chiến sĩ đều xác định chỉ khi nào hoàn thành công việc, bảo đảm an toàn cho tuyến đê mới rút quân theo lệnh của chỉ huy đơn vị”.

Xuyên đêm chống lũ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân.

Nhanh tay xúc cát vào bao tải, xếp bao cát ngăn nước, anh Phạm Thanh Bình ở khu phố Đẩu Hàn chia sẻ, “Mặc dù công việc tại nhà máy từ 8 giờ sáng đến khi tan ca đã rất mỏi nhưng với tinh thần ứng cứu, giữ đê đến cùng thì dù có mệt đến đâu tôi vẫn sẵn sàng dốc sức cùng với chính quyền và nhân dân địa phương bảo đảm an toàn cho tuyến đê”.

Xuyên đêm chống lũ, đến 1 giờ sáng nay 11/9, người dân khu phố Đẩu Hàn cùng các lực lượng chức năng đã hoàn thành công tác gia cố đắp cát chống trượt mặt đê bối khu phố Đẩu Hàn, bảo đảm an toàn về người và tài sản cho người dân trong khu vực.

Kiểm tra khu vực xử lý chống tràn mặt đê bối Đẩu Hàn, bảo vệ cho khu vực Hòa Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn biểu dương các lực lượng không quản thời tiết, tích cực tham gia đắp cát chống tràn mặt đê. Đồng thời, yêu cầu chính quyền thành phố Bắc Ninh, phường Hòa Long tiếp tục hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản; cung cấp thuốc men và nhu yếu phẩm đầy đủ cho nhân dân trong thời gian tránh lũ. Các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, canh gác, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.

Hơn 400m đê bối đã được cán bộ chiến sĩ, công an cùng người dân địa phương kịp thời gia cố trong đêm.

Bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, an toàn đê điều, an toàn về tài sản, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra là những thông điệp được lãnh đạo và chính quyền tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh nhiều nhất trong suốt thời gian ứng phó với bão số 3 cũng như hoàn lưu sau bão. Trước đó, Bắc Ninh đã sơ tán 212 người thuộc huyện Thuận Thành, 5 hộ dân thuộc huyện Gia Bình và 40 hộ dân ở khu tập thể cũ tại phường Đáp Cầu ra khỏi khu vực nguy hiểm khi bão về. Tại xã Long Châu, huyện Yên Phong, đêm 8/9, hàng trăm người dân cũng thức xuyên đêm gia cố, khắc phục sự cố sạt trượt mái đê.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, để ứng phó với mưa lũ, thiên tai có rất nhiều công việc, giải pháp cần phải triển khai. Tuy nhiên, một trong những ưu tiên hàng đầu được Tỉnh ủy, chính quyền địa phương của Bắc Ninh chú trọng đó là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân là nhiệm vụ trước hết và trên hết.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Xuân Lợi (thứ 3 từ phải vào) kiểm tra công tác bảo vệ đê đoạn qua huyện Tiên Du.

Ai đó đã ví, siêu bão số 3 là bài học của tình đoàn kết, là phép thử của tinh thần khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, chung sức đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị trong ứng phó thiên tai. Tại Bắc Ninh, bài học đó đã được lan tỏa và chứng minh khi tính mạng người dân được bảo đảm an toàn tuyệt đối trước bão lũ, là sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền các cấp, sự đùm bọc yêu thương của người dân trong thiên tai, không để ai bị đói, rét, không nơi ở.

Hoàn lưu sau bão đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh đã và đang chủ động ứng phó, nỗ lực với quyết tâm cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đẩy mạnh sản xuất, góp phần kiến tạo một Bắc Ninh thịnh vượng.

CÁC NGUY CƠ GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG DO NGÃ CAO

– Bố trí công nhân không đủ sức khỏe để làm việc trên cao như người có bệnh tim, huyết áp hoặc mắt kém,….

– Công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động.

– Thiếu giám sát và kiểm tra thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn.

– Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn hoặc mũ bảo hộ lao động,….

– Không sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn như: dây an toàn, các loại thang, các loại giàn giáo, lan can hoặc lưới để tạo ra chỗ làm việc hoặc đi lại an toàn.

– Sử dụng các phương tiện trợ giúp an toàn không đúng các yêu cầu về an toàn: Thiếu các chi tiết đảm bảo an toàn, bắc thang không đúng phương pháp,….

– Vi phạm những qui định về an toàn khi sử dụng hệ giàn giáo

+ Giàn giáo đặt trên nền không vững và có thể bị lún. Khi đó, chân giáo có thể bị trượt và giàn giáo bị nghiêng hoặc đổ trong quá trình sử dụng;

+ Không bố trí đủ và đúng vị trí các điểm neo giàn giáo vào công trình;

+ Sàn thao tác không có lan can an toàn, hoặc có nhưng lỏng lẻo;

+ Sàn thao tác có nhiều khe và lỗ rộng hoặc sàn thao tác cách quá xa công trình. Khi đó, người lao động có thể bị ngã hoặc vật liệu và dụng cụ làm việc bị rơi qua các khe, lỗ đó xuống dưới, có thể gây tai nạn lao động cho người làm việc ở dưới;

+ Sàn công tác không có thành chắn nên vật liệu hoặc dụng cụ làm việc có thể rơi xuống người làm việc ở dưới;

+ Sàn công tác quá yếu cũng là một trong những nguy cơ bị sập trong quá trình người và vật liệu ở trên sàn đó;

+ Không có thang lên xuống giữa các đợt tầng sàn của giàn giáo, người làm việc phải leo trèo trên các khung giáo và có thể bị trượt ngã;

– Bố trí giàn giáo ở những nơi nguy hiểm như ở bên trên miệng hố hoặc lỗ, khiến người làm việc khi trèo lên giáo có thể bị trượt ngã xuống hố hoặc lỗ đó;

– Giàn giáo bố trí gần các dây điện, nguy cơ gây điện giật cho người làm việc;

– Giàn giáo bị quá tải và biến dạng. Như vậy, khả năng chịu lực đã bị suy giảm. Nếu vẫn cố tình sử dụng giàn giáo đó, nguy cơ gây mất an toàn lao động là nó sẽ bị phá hoại nhanh chóng và làm sập đổ hệ giàn giáo;

– Sử dụng hệ giàn giáo treo không đúng yêu cầu về an toàn có thể dẫn tới tai nạn lao động;

– Bố trí công nhân làm việc trên các tầng giáo liền kề nhau theo  một phương có thể gây tai nạn lao động do vật liệu hoặc dụng cụ rơi từ sàn làm việc tầng trên xuống sàn làm việc tầng dưới.

CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TAI NẠN LAO ĐỘNG DO NGÃ CAO

Yêu cầu đối với người làm việc trên cao

– Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe do cơ quan y tế cấp;

– Định kỳ hàng năm phải được kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần;

– Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, mạch, điếc hoặc mắt kém không được làm việc trên cao;

b) Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động do chủ nhiệm công trình xác nhận

c) Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định

d) Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao:

– Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã quy định;

– Việc đi lại và di chuyển chỗ làm việc phải được thực hiện đúng nơi, đúng tuyến quy định. Cấm leo trèo để lên xuống các tầng giáo hoặc tầng nhà. Cấm đi lại trên mặt tường, mặt rầm, thanh giàn hoặc các kết cấu lắp ghép khác;

– Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn;

– Không được đi dép không có quai hậu, guốc, giày cao gót khi  làm việc;

– Trước và trong quá trình làm việc không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc;

– Công nhân phải có túi dụng cụ và đồ nghề cá nhân. Cấm vứt hoặc ném các loại dụng cụ và đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống phía dưới;

– Khi trời tối, mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 6 trở  lên, không được làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc rầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên;

– Cần bố trí công việc hợp lý, sao cho công nhân không phải đi lại hoặc di chuyển vị trí công tác nhiều lần trong ca làm việc.

Thực hiện giám sát, kiểm tra an toàn khi làm việc trên cao

– Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công, đội trưởng sản xuất và cán  bộ chuyên trách an toàn lao động có trách nhiệm thường xuyên giám  sát  và kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng làm việc thiếu an toàn.

– Hàng ngày, trước khi làm việc, phải kiểm tra an toàn tại vị trí làm việc của công nhân, bao gồm kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn và các phương tiện làm việc trên cao khác.

– Phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân.

– Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.

– Khi kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy có tình trạng nguy hiểm như sàn công tác yếu, giàn giáo bị quá tải,…. thì phải cho ngừng công việc và tiến hành khắc phục, sửa chữa ngay. Sau khi thấy đã bảo đảm an toàn mới cho công nhân tiếp tục làm việc.

– Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành đúng kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao. Trường hợp đã nhắc nhở mà công nhân vẫn tiếp tục vi phạm nội quy an toàn lao động thì phải cho học tập và sát hạch lại về an toàn lao động, hoặc xử lý theo quy định.

Các biện pháp an toàn để phòng ngừa ngã cao phải được nghiên cứu, đề xuất và lập cùng với việc thiết kế các biện pháp thi công. Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, biện pháp cơ bản nhất là phải trang bị lan can an toàn, các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, hoặc giàn giáo để tạo ra điều kiện làm việc an toàn.

– Tại vị trí làm việc trên cao mà không có lan can an toàn thì công nhân phải được trang bị dây an toàn, ví dụ khi làm việc trên mái nhà. Dây an toàn cũng như các đoạn dây để nối dài thêm, trước khi sử dụng lần đầu phải được thử nghiệm độ bền với một lực khoảng 300 KG trong thời gian 5 phút, nếu bảo đảm an toàn mới phát cho công nhân. Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ sáu tháng một lần hoặc khi có nghi ngờ về chất lượng dây (ải, mục hoặc bị sờn nhiều vì cọ sát,…).

– Hệ thống thang nối phải được giữ chân một cách chắc chắn xuống nền để không cho thang lật đổ khi có tải trọng ngang bất ngờ xuất hiện (do gió lớn hoặc xe, máy va chạm vào) và bánh xe ở chân thang phải có hệ thống phanh.

– Khi dựng thang tựa, góc nghiêng của thang so với phuơng  ngang khoảng 750, hay tỉ lệ giữa chiều cao và bề rộng khi dựng thang là 4:1, là hợp lý nhất.

– Chân thang luôn được đặt trên nền cứng, ngang bằng và phải được cố định chắc chắn. Không để dầu mỡ, đất, cát hay bùn bẩn ở vị trí đặt thang.

– Đầu thang cũng phải được cố định hoặc tì một cách chắc chắn  vào công trình.

– Lưu ý vị trí đặt thang không bị ảnh hưởng bởi xe hoặc máy di chuyển trên công trường (như bị chạm phải); không bị đẩy bất ngờ tại vị trí cửa ra vào hoặc của sổ. Nếu không khắc phục được thì phải có người cảnh giới phía dưới.

– Luôn xem xét và cân nhắc khả năng thang bị quá tải do người và dụng cụ làm việc, như thang bị võng, bị nứt,…

– Khi làm việc, không nên đứng trên 3 bậc trên cùng của  thang.

– Không nên làm việc trong tư thế bị với. Luôn giữ cho người được thẳng theo vị trí các bậc thang trong khi làm việc.

– Tuyệt đối tránh trường hợp đứng làm việc ở trên thang như trên hình 1.a) vì khi đó, người làm việc có thể bị mất thăng bằng và ngã. Nên xoay lại thang hoặc dùng loại thang khác phù hợp, sao cho toàn bộ phía trước của người làm việc hướng về phía công việc, như trong hình 1.b).

Hình 1: Cách đứng làm việc trên thang

– Đối với những công việc làm ở trên cao phải sử dụng các loại giàn giáo tùy theo dạng công việc, vị trí, độ cao và kinh phí mà chọn loại giàn giáo sử dụng phù hợp như giáo tre, thép ống hoặc giáo treo.

– Khi lắp dựng giàn giáo, mặt đất hay mặt nền phải bằng phẳng, ngang bằng, ổn định và không lún sụt. Trong nhiều trường hợp phải san phẳng, đầm chặt và đặt các tấm gỗ kê dưới các chân giáo. Yêu cầu của nền là phải chịu được ít nhất 4 lần tải trọng tại một chân giáo.

– Dựng hoặc đặt các cột hoặc khung giàn giáo phải bảo đảm thẳng đứng và bố trí đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế. Tuyệt đối không được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, hoặc ống thoát nước công trình.

– Giàn giáo bắt buộc phải có hệ thống giằng chéo để giữ ổn định cho cả hệ giàn giáo.

– Phải có lưới hay ván gỗ để ngăn không cho vật liệu rơi xuống người làm việc ở dưới.

– Hệ giàn giáo phải cách xa các đường dây điện ít nhất là 6m.

– Sàn thao tác có độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn, đặc biệt là ở các tầng giáo. Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn công tác và có ít nhất 2 thanh ngang để phòng ngừa người ngã cao.

– Sàn làm việc bằng gỗ thì phải dày ít nhất là 30mm, không mục, mọt hoặc nứt gãy.

– Khe hở của các tấm ván sàn làm việc nếu lớn hơn 10mm thì phải có tấm đậy, tốt nhất là không để chúng lớn hơn 10mm.

– Các lỗ trống trên sàn làm việc phải có lan can chắn xung quanh.

– Để đảm bảo an toàn cho công nhân đi lại, lên xuống giữa các tầng nhà, cũng như lên xuống các tầng trên giàn giáo phải có cầu thang tạm. Trường hợp tốt nhất là thi công tầng nào làm luôn cầu thang ở tầng đó để công nhân có lối lên, xuống các tầng, hoặc phải bắc thang tạm vững chắc.

– Mặt sàn thao tác không được trơn trượt. Nếu sàn làm việc là kim loại thì phải sử dụng loại có gân tạo nhám.

– Không được làm việc đồng thời trên hai tầng sàn giàn giáo theo cùng một phương thẳng đứng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.

– Khi vận chuyển vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho vật liệu va chạm vào giàn giáo. Khi vật liệu còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m, phải hạ vật từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn làm việc.

– Khi trời mưa to, giông bão hoặc gió mạnh cấp 6 trở lên, không được làm việc trên giàn giáo.

– Lúc tối trời hoặc vào ban đêm, chỗ làm việc và lối đi lại phải bảo đảm được chiếu sáng đầy đủ.

– Hệ giàn giáo cao làm bằng kim loại, nhất thiết phải có hệ thống chống sét được tính toán bởi những người có chuyên môn.

– Đối với hệ giàn giáo treo và nôi treo, phải lắp đặt và cố định dây treo vào các bộ phận kết cấu vững chắc của công trình. Hệ thống này phải được tính toán bởi kỹ sư công trường hoặc tuân theo qui định của nhà sản xuất hệ giáo treo.

(Nguồn tin: ATVSLĐ trong thi công xây dựng, NXB Lao động, 2008)

Đăng ngày: 12-10-2021 bởi: Trang Nguyễn

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh COVID-19, tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,...số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, mở cửa trở...