Khi đã qua nhiều bể dâu khổ đau, mới biết yêu thêm từng giờ bên nhau. Người chan hòa như ánh sáng, chiếu soi bóng đêm, phủ vây cuộc đời từ bao lâu lẻ loi. Dẫu có đem ngàn vì sao góp lại, cũng chẳng sánh bằng một nụ cườ…
Khi đã qua nhiều bể dâu khổ đau, mới biết yêu thêm từng giờ bên nhau. Người chan hòa như ánh sáng, chiếu soi bóng đêm, phủ vây cuộc đời từ bao lâu lẻ loi. Dẫu có đem ngàn vì sao góp lại, cũng chẳng sánh bằng một nụ cườ…
Tài không đợi tuổi là cụm từ mà nhiều người hâm mộ Việt Nam dành cho SofM vào thời điểm này. Ra mắt sớm từ Đấu Trường Danh Vọng với GameTV và Hành Trình Huyền Thoại với Full Louis nhưng SofM bất ngờ bị cấm thi đấu vào giữa năm 2013 vì chưa đủ tuổi thi đấu theo quy định của Riot Games.
SofM gia nhập LMHT chuyên nghiệp từ những ngày đầu lúc còn rất nhỏ tuổi
Full Louis thiếu SofM như rắn mất đầu và không thể vượt qua Saigon Xgame trong trận bán kết. Sự việc này khiến họ gián tiếp mất đi chiếc vé vào vòng loại khu vực khi Xgame năm đó lên ngôi vương của Giải Vô Địch ĐNÁ năm 2013.
Kỳ phùng địch thủ của các đội tuyển Việt Nam không ai khác ngoài Bangkok Titans. Nếu như VCS được biết đến với lối chơi đẫm máu và thăng hoa nhờ kỹ năng cá nhân của từng tuyển thủ thì đội tuyển Thái Lan lại là tập thể với tính kỷ luật cao. Lối chơi chắc chắn đang thống trị meta thời điểm đó và dù kỹ năng của người Thái không thể bằng người Việt, họ vẫn chiến thắng các đội tuyển Việt Nam bởi họ là những người kỷ luật hơn.
Pentakill trong tay SofM sau 1 tình huống thi đấu thăng hoa nhưng đó là chưa đủ để GFL có chiến thắng trước BKT
BKT lên ngôi vô địch năm đó và tiến thẳng đến CKTG, đó là lẽ dĩ nhiên bởi tính chiến thuật và sự kỷ luật vẫn là cái gì đó quá xa lạ với VCS. Lối đánh hoang dại với chiến thuật cơ bản "win lane win game" chỉ chính thức kết thúc với sự hiện diện của Gigabyte Marine vào năm 2017.
SofM đằng sau cánh gà nhìn BKT lên ngôi vô địch GPL 2015
Việc mới chỉ sang LPL vào đầu mùa hè 2016 nhưng SofM đã được cùng đồng đội đánh VLKV tới CKTG là bước nhảy lớn cho SofM. Tuy nhiên, điểm tích lũy không cao đã khiến Snake Esports phải đánh từ những vòng đầu tiên và VLKV trở thành ác mộng cho SS bởi 2 vòng đầu chỉ đánh trong cùng một ngày.
Snake Esports ra về trong tiếc nuối sau 10 trận đấu căng thẳng của VLKV LPL 2016
Đánh bại Vici Gaming với tỉ số 3-2 và cũng để thua World Elite với tỉ số 3-2 khiến nhiều người hâm mộ của SofM và Snake Esports cảm thấy tiếc nuối. Tuy vậy, đây cũng là bước đệm trong sự nghiệp của người đi rừng trẻ tuổi để anh có được thành công ngày hôm nay.
Sau nhiều thăng trầm của sự nghiệp tuyển thủ, cuối cùng SofM cũng đã tới được CKTG. SofM giờ không còn là thần đồng như ngày xưa, giờ anh đã được người hâm mộ gọi với nhiều cái tên mỹ miều hơn như Đỗ Thánh hay kẻ thao túng khu rừng LPL...
Hãy tiếp tục cổ vũ cho Suning và SofM tại CKTG 2020 sắp tới nhé các bạn.
(Báo Quảng Ngãi)- Trong cuốn sách “Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ diện mạo và đặc điểm” do TS.Võ Minh Hải làm chủ biên cùng với các cộng sự thuộc Trường Đại học Quy Nhơn nghiên cứu hơn mười năm qua có nội dung đề cập đến dòng chảy văn học Hán Nôm miền Ấn - Trà với nhiều tác giả tiêu biểu.
Sách “Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ diện mạo và đặc điểm” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2022. Cuốn sách dày hơn 300 trang, gồm 7 chương. Ngoài phần dẫn nhập, cơ sở hình thành và lược sử nghiên cứu văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ cũng như tiến trình lịch sử vận động của vùng văn học, các tác giả đi sâu vào nghiên cứu diện mạo, đặc điểm của những tác giả tiêu biểu ở vùng Nam Trung Bộ. Đồng thời, công trình bước đầu nhận diện một số khuynh hướng sáng tác chính, chủ đề, hình tượng con người, đặc điểm thể loại và ngôn ngữ của các tác phẩm Hán Nôm thuộc vùng văn học Nam Trung Bộ. Từ đó, đưa ra những kết luận về vị trí và đóng góp của Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ trong tổng thể nền văn học cổ điển Việt Nam.
Được xem là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, văn học Hán Nôm Quảng Ngãi trong giai đoạn này xuất hiện nhiều tác giả tiêu biểu. Trong tập sách này, các nhà nghiên cứu đã nhắc đến một số tác giả ở Quảng Ngãi như: Huỳnh Công Khế (nửa sau thế kỷ XV), Bùi Tá Hán (1496 - 1568), Mai Đình Dõng (? - 1602), Trần Cẩm (1545 - 1640), Gioan Thanh Minh (1588 - 1663), Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767), Trần Công Hiến (? - 1817), Trương Đăng Quế (1793 - 1865), Nguyễn Tự Tân (1848 - 1885), Lê Trung Đình (1867 - 1885)...
Ở chương 4, viết về các tác giả tiêu biểu, nhóm nghiên cứu đã đi sâu khảo sát, nhận diện về tác giả Trương Đăng Quế, một trong những danh gia, trọng thần Triều Nguyễn. Trương Đăng Quế tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê Tẩu sinh quán tại làng Mỹ Khê (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Ông là một trọng thần, xuất thân khoa bảng điển hình. Về văn học, ông đã để lại một sự nghiệp lừng lẫy. Nhận định về vấn đề này, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm khảo cứu và nhận định: “Ông là vị Tổng tài đầu tiên của Quốc sử quán, mở đầu cho sự nghiệp viết sử Triều Nguyễn. Trương Đăng Quế đã chủ biên các tác phẩm đồ sộ và có ảnh hưởng đến hậu thế như: Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên (Chép đến Thiệu Trị)...”. Thơ văn của Trương Đăng Quế với đầy đủ những cung bậc, sắc màu và sự trải nghiệm qua nhiều đoạn đường ông từng trải. Trương Đăng Quế được các nhà nghiên cứu nhận diện như bậc lương thần, thi sĩ.
Công trình cũng đã đi sâu khảo cứu về một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Cư Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Ở phần này, Huỳnh Thúc Kháng được đánh giá là “một nho sĩ, nhà báo cách mạng”, và cốt cách, hạo khí của Cụ Huỳnh được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Là người con ưu tú của quê hương Nam - Ngãi, ngay từ nhỏ Huỳnh Thúc Kháng đã ham học, thông hiểu học thuyết của nho gia. Tinh thần Khắc kỷ phục lễ đã được ông tiếp thu và thực hành rất chuyên tâm”. Trong khuôn khổ văn thơ Hán Nôm, Huỳnh Thúc Kháng được xem “một tác giả Hán Nôm quan trọng của khu vực Nam Trung Bộ”. Về sự nghiệp sáng tác, “ông có một số tác phẩm nổi tiếng ở giai đoạn này như: "Huỳnh Thúc Kháng niên phổ", "Thi tù tùng thoại". Trong đó, “Thi tù tùng thoại" là tập thơ tù đầu tiên của văn học Việt Nam.
Là một công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, “Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ diện mạo và đặc điểm” đã bước đầu tìm tòi và xác định được vị trí và những đóng góp của văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ trong tiến trình phát triển văn học, đặc biệt là văn học cổ điển ở góc nhìn địa - văn hóa. Đây được xem là bộ phận quan trọng của văn học cổ điển dân tộc. Tiến sĩ Võ Minh Hải chia sẻ, đây là công trình tổng quát về một vùng văn học quan trọng nhưng chưa được đánh giá đúng tiềm lực, nhất là ở phương diện sáng tác Hán Nôm. Đồng thời, chúng tôi muốn đồng hành cùng thầy cô giáo ở các trường phổ thông trong việc giới thiệu văn học Nam Trung Bộ đến học sinh trong khu vực này trong chương trình giáo dục địa phương. Hy vọng tập chuyên khảo sẽ cung cấp cho giáo viên, học sinh trên vùng đất Nam Trung Bộ những tư liệu văn học cần thiết.