Tuổi Nghỉ Hưu Của Bộ Đội Chuyên Nghiệp

Tuổi Nghỉ Hưu Của Bộ Đội Chuyên Nghiệp

Cụ thể, trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe nêu những căn cứ pháp lý xác định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quân đội phục vụ tại ngũ được thực hiện theo cấp bậc quân hàm.

Cụ thể, trao đổi về vấn đề này, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe nêu những căn cứ pháp lý xác định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quân đội phục vụ tại ngũ được thực hiện theo cấp bậc quân hàm.

Tuổi nghỉ hưu quân nhân chuyên nghiệp 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định các trường hợp nghĩ hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp sẽ tùy thuộc vào các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đủ điều kiện nghỉ hưu cụ thể:

- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên;

- Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trường hợp 2: Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ

- Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên:

+ Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;

+ Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

Trường hợp 3: Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp như sau:

+ Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;

+ Công nhân và viên chức quốc phòng.

- Đối tượng tuyển dụng: Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tuyển chọn, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.

- Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

- Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển.

- Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.

Sáng 28/11, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó tuổi phục vụ của sĩ quan tại ngũ sẽ tăng theo từng cấp bậc quân hàm.

Cụ thể, đối với sĩ quan cấp úy, tuổi phục vụ sẽ là 50, tăng 4 tuổi so với quy định hiện hành. Các cấp bậc khác cũng có sự điều chỉnh, thiếu tá 52 (tăng 4 tuổi), trung tá 54 (tăng 3 tuổi), thượng tá 56 (tăng 2 tuổi) và đại tá 58 (tăng 1 tuổi đối với nam và 3 tuổi đối với nữ). Cấp tướng vẫn giữ nguyên tuổi phục vụ là 60 đối với nam và tăng 5 tuổi lên 60 đối với nữ.

Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan dự bị cũng được tăng lên. Cụ thể, cấp úy sĩ quan dự bị tuổi nghỉ hưu tăng từ 51 lên 53, thiếu tá từ 53 lên 55, trung tá từ 56 lên 57, thượng tá từ 57 lên 59, và đại tá từ 60 lên 61. Cấp tướng vẫn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 63. Đối với chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, hạn tuổi phục vụ sẽ được quy định theo Bộ luật Lao động.

Một điểm quan trọng trong Luật sửa đổi là sĩ quan có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm nếu có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện. Trong một số trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng có thể quyết định kéo dài thời gian phục vụ hơn 5 năm.

Diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Ngọc Thành

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, việc nâng tuổi phục vụ là phù hợp với nhu cầu của Quân đội, giúp duy trì đội ngũ sĩ quan có bản lĩnh, năng lực và kinh nghiệm. Việc này được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tính toán khoa học, đánh giá kỹ lưỡng ưu điểm, hạn chế của nhiều phương án, được sự thống nhất cao của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Quân đội là ngành lao động đặc biệt, lao động "xương máu".

Bên cạnh đó, việc tăng tuổi theo cấp bậc quân hàm sĩ quan phù hợp công tác ở nhiều ngành đặc thù khác nhau như phi công, tàu ngầm, đặc công, hóa học và phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt.

Thường vụ Quốc hội cũng lý giải việc tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội tiệm cận với Bộ luật Lao động và ngang với Công an nhân dân là không phù hợp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu lên ngang ngành khác "sẽ không bảo đảm điều kiện sẵn sàng chiến đấu và có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ".

Phát triển nhà ở xã hội cho sĩ quan quân đội

Luật cũng cho phép bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội dành cho sĩ quan quân đội. Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan chủ quản, quyết định chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư để triển khai các dự án nhà ở xã hội phù hợp với nhu cầu của quân đội.

Đây là một trong những chính sách quan trọng nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài phục vụ trong Quân đội, đồng thời giảm bớt khó khăn về nhà ở cho quân nhân. Chính sách này cũng cụ thể hóa chỉ thị của Ban Bí thư về việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và lực lượng vũ trang nhân dân. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh để lập kế hoạch phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.